Áo Sơ Mi - Chuyện Chưa Kể | AKUBA

Lịch sử ra đời của chiếc áo sơ mi.
Đầu tiên, cái tên “ Áo sơ mi” bắt nguồn từ tên tiếng Pháp của item này - “Chemise”- là kiểu áo được may sao cho bao bọc lấy thân người và hai tay. Vào thế kỷ 19, áo sơ mi là một loại áo lót bằng vải dệt mặc sát cơ thể.
Ngày nay, áo sơ mi đã có cổ áo, tay áo và một hàng nút ở phía trước. Và cũng phát triển ra áo sơ mi dành cho phái nữ là áo sơ mi nữ trong tiếng Pháp là “Chemiser”. Vật liệu cấu thành nên chiếc áo sơ mi ta có vải bông “Cotton” là vật liệu được sử dụng nhiều nhất, bên cạch đó còn có vải lanh, lụa và vật liệu tổng hợp.
Chiếc áo sơ mi đầu tiên
Áo sơ mi trong văn hóa đại chung
Ở thời trung cổ, áo sơ mi là loại áo trơn, mặc sát cơ thể và mặc lót bên trong các lớp áo khác. Chúng ta có thể thấy được mô tả về chiếc áo này thông qua các tác phẩm hội họa từ thời kỳ này. Trong các tác phẩm đó các họa sĩ chỉ vẽ lộ áo sơ mi lộ ra ngoài khi người mặc nó thuộc tần lớp thấp như người chăn cừu, tù nhân… hoặc là người đang xám hối.
Đến thế kỷ 17, xã hội đã cởi mở hơn trong quan điển khi chiếc áo sơ mi được phép xuất hiện một cách công khai trong các tác phẩm hội họa. Nhưng đến tận năm 1879, việc mặc duy nhất áo sơ mi trên người vẫn còn được xem là một hànhg động khiếm nhã của nam giới. Phải chờ đến kỉ 20 thì áo sơ mi mới kết thúc giai đoạn bị xem là áo lót và mọi người có thể mặc độc một áo sơ mi một cách thoải mái mà không bị cho là khiếm nhã.

Sự phát triển trong thiết kế
Sau Chiến tranh Trăm Năm và nạn dịch hạch, kỹ thuật dệt và nhuộm vải đã được phát triển tốt hơn nhằm đáp ứng cho sự gia tăng dân số và nhu cầu đồ xa xỉ của giới quý tộc. Cũng vào gia đoạn này, các nhà may đã bổ sung thêm cổ áo vào áo sơ mi và chiếc áo này bắt đầu trở thành một loại trang phục dành riêng cho phái nam.

Đến thế kỷ 16, chiếc áo sơ mi nam thường có họa tiết thêu trang trí. Và đôi khi còn có thêm cả các chi tiết xếp nếp hay đăng ten nơ ở cổ áo và tay áo. Đến thế kỷ 18, một chiếc á sơ mi có diềm xếp nếp dài ở cổ hoặc đăng tay trên cổ áo được xem làm mốt thời thượng. Vào giai đoạn này một chiếc áo được làm càng cầu kỳ cũng cũng thể hiện cho địa vị xã hội của người mặc càng cao.

Đến giữa thế kỷ 19, áo sơ mi bắt đầu có thiết kế thế ôm theo hình dáng cơ thể và có thể lựa chọn về màu sắc phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, thời gian này việc mặc một áo sơ mi có màu vẫn được xem là lựa chọn chỉ dành riêng cho người thuộc tầng lớp thấp. Còn với người thuộc quý tộc, thì họ vẫn mặc một chiếc áo sơ mi trắng biểu trưng cho sự thịnh vượng và vương giả.
Và nhìn chung đến thế kỷ 19, thì thiết kế của chiếc áo sơ mi vẫn không có gì giống lắm với áo sơ mi ở thời hiện đại. Mãi đến năm 1920, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thì chiếc áo sơ mi mới bước vào một cuộc cách mạng táo bạo về thiết kế.
>>>>> Áo thun- Item khẳng định cá tính
Các người thợ đã loại bỏ những chi tiết cổ bèo và các chi tiết rườm ra khác. Thay vào đó là chiếc cổ áo sơ mi giống như ngày nay và thêm vào phần trước của áo một hàng cúc chạy dọc từ trên xuống dưới. Cũng khoảng thời gian này lần đầu tiên xuất hiện những chiếc áo sơ mi tay ngắn và 40 năm sau đó (Tức năm 1960) là đến là sự xuất hiện của những chiếc áo sơ mi có túi ngay trước ngực.
Đến thời điểm này hình dạng của chiếc áo sơ mi đã giống với áo sơ mi ở thời điểm hiện tại. Và lúc này áo sơ mi không còn là một chiếc áo lót như khoảng thời gian từ thế kỷ 19 trở về trước nửa. Bạn đã có thể mặc độc duy nhất một chiếc áo sơ mi trên người mà không còn bị coi là hành động khiếm nhã.
>>>>> Các Kiểu Áo Len Nam Cần Phải Có Trong Tủ Đồ
Chiếc áo sơ mi đi trong cuộc sống hiện đại
Ngày nay theo dòng phát triển của thời trang chiếc áo sơ mi không chỉ có những kiểu dáng đơn giản mà đã phát triển ra rất nhiều kiểu dáng trẻ trung năng động hơn cùng với họa tiết nổi bật. Ngoài ra áo sơ mi bây giờ không chỉ là một món đồ dành riêng cho nam giới mà cũng đã xuất hiện những kiểu áo sơ mi dành cho phái đẹp nữa.
Và trên đây là câu chuyện của chiếc áo sơ mi mà AKUBA đã tìm được. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về những chiếc áo sơ mi mà mình mặc hàng ngày nhé.