Những điều về áo khoác mọi người nên biết | AKUBA

5 phần cấu thành nên áo khoác.
Có rất nhiều bộ phận cấu thành nên một chiếc áo khóa, mỗi bộ phận đều phục vụ cho một mục đích khác nhau. Một chiếc áo khoác không nhất thiết phải bao gồm tất cả các bộ phận và một chiếc áo khoác được may theo yêu cầu có thể có các tính năng hoặc cấu trúc độc đáo mà những chiếc ao khoác đại trà không có. Sau đây là 5 bộ phận câu thành nên chiếc áo khoác:

- Lớp ngoài (Shell):
Lớp ngoài là lớp bên ngoài của áo khoác, có thể có nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau tùy vào loại áo và có thể chống thấm hoặc chống nước.
- Lớp lót (Lining):
Lớp lót là vật liệu lót bên trong của áo khoác, giúp che đi đường may ở lớp ngoài tạo nên sự liên mạch ở mặt trong của áo và ngoài ra còn tạo sự thoải cho người mặc.
- Lớp đệm (Filling):
Là lớp vật liệu được thêm vào giữ lớp ngoài và lớp lót. Lớp đệm đảm nhận chức năng cách nhiệt, giữ ấm và thường được làm bằng lông tơ hoặc lông tơ tổng hợp.
- Túi (Pocket):
Trên một số kiểu áo khoác, túi được may thêm vào ở ngực, phía trước hoặc ở bên trong bên dưới hoặc bên trên của áo khoác.
- Mũ trùm (Hoodie):
Mũ trùm là chi tiết che đầu được gắn vào phía sau cổ áo của một số kiểu áo khoác.
>>>>> Mọi Thứ Về Áo Sơ Mi Flannel - Cách Mix Outfit Cùng Flannel Cho Nam Giới
>>>>> 10 Loại Áo Sơ Mi Mà Mọi Người Đàn Ông Nên Có
Sự khác biệt giữ Jacket và Coat
Nếu Nhưng bạn chưa biết thì trong tiếng anh có 2 thuật ngữ để chi áo khoác là "Jacket" và "Coat". Thật sự hai thuật ngữ này là để chỉ 2 loại áo khoác khác nhau đấy.

Chiều dài:
Chiều dài của Jacket thường sẽ kết thúc ở eo hoặc ngang hông, chẳng hạn như kiểu áo khoác bomber dài đến thắt lưng, Suit Jacket( Áo vest) hoặc áo khoác denim. Các loại coat thường kéo dài đến giữa đùi hoặc dưới đầu gối thậm chí hơn, chẳng hạn như Áo Parkas, Áo trench Coat( Áo Măng-tô).
Trọng lượng
Áo Jacket thường được may sao cho có trọng lượng nhẹ và được mặc một cách đơn giản bên ngoài. Áo Coat thường sẽ nặng hơn và được thiết kế khá dày dặn để giữ ấm cho bạn trong thời tiết lạnh.
Công dụng
Chiều dài ngắn và trọng lượng nhẹ của những chiếc áo Jacket khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến hơn cho các hoạt đông thường ngày.
Còn với chiều dài và trọng lượng của những chiếc áo Coat khiến chúng trở nên rất tuyệt vời vào những diệp trang trọng và mùa đông, nhưng không thiết thực để thực hiện các hoạt động vận đông trong thời gian dài.
>>>>> Áo Hoodie là gì?
Chất liệu làm nên áo khoác
Áo khoác được làm từ rât nhiều chất liêụ khác nhau, mỗi chất liệu đều có những tính chất khác nhau. Và đêu cho ra những kiểu áo khoác mang tinh chất của loại vật liệu đó với nhiều mục đich khác nhau.
Cotton :
Là một loại sợi tự nhiên có độ bông, mềm mại, cách nhiệt tốt và có thể nhuộm nhiều màu khác nhau. Cotton không chông thấm nước.
Da (Leather):

Len :
Len là một chất liệu ấm, nặng và truyền thống nên nó trở thành một lựa chọn tốt cho áo khoác mùa đông. Ngoài ra còn có các hỗn hợp len kết hợp len với vật liệu acrylic hoặc polyester để làm cho nó mềm hơn dẻo dai hơn.
Cashmere:
Cashmere là một loại len được lấy từ các giống dê cashmere. Nó được coi là chất lượng cao hơn len tiêu chuẩn vì nó thường chắc hơn, mềm hơn và cách nhiệt hơn.
Fleece :
Fleece là một loại vải hoàn toàn tổng hợp, có nghĩa là nó được sản xuất hoàn toàn bằng sợi nhựa polyester.
Shearling:
Chất liệu shearling là da cừu hoặc da cừu đã qua xử lý với phần lông cừu còn sót lại, tạo ra một loại vải có da lộn ở một mặt và lông ở mặt kia. Áo khoác shearling rất thoáng khí và linh hoạt và có thể rất nặng ấm áp

-
Polyester :
Là vật liệu làm từ nhựa, mềm và chịu nước. Nó thường là một chất liệu rất nhẹ và thường được sử dụng trong áo gió, nhưng chỉ riêng polyester thì mỏng và không phải là chất cách nhiệt tốt nhất.
Qua bài viết vừa rồi AKUBA đã chia sẽ đến các bạn những kiến thức cần thiết về những chiếc áo khoác và những điểm khác biệt giữa Coat và Jacket. Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những item này, AKUBA hẹn cac bạn ở những bài viết sau.